Table of Contents
Sắn là một thực phẩm giàu dinh dưỡng, mang lại rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Vậy ăn sắn có béo không? Có tốt không? Cùng tham khảo thông tin chi tiết qua bài viết bên dưới nhé!
Củ sắn (hay còn gọi là khoai mì) là một loại lương thực, thực phẩm rất giàu dinh dưỡng, khi luộc chín sẽ có vị ngọt thanh, bùi bùi. Củ sắn thường mọc thành từng cụm, bao gồm 5 – 25 củ, kích thước không đồng đều, một củ trung bình dài từ 3 – 50cm, có màu nâu đậm. Thời gian trồng đến khi thu hoạch kéo dài 6 – 18 tháng.
Ăn củ sắn giúp mang lại nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe nên rất nhiều người băn khoăn không biết “Ăn sắn có béo không?”. Theo các chuyên gia, việc cơ thể tăng cân sẽ phụ thuộc vào lượng calo được nạp vào. Chính vì vậy, để trả lời ăn khoai mì có béo không thì cần phải dựa vào lượng calo mà khoai mì cung cấp.
Theo đó, trong 100gr sắn sẽ chứa khoảng 152kcal, trong đó chỉ có 2% là tinh bột, nên bạn có thể ăn sắn mà không cần lo lắng quá nhiều về việc ảnh hưởng đến cân nặng. Ngoài ra, ăn sắn có béo không sẽ phụ thuộc thêm vào việc ăn như thế nào, với số lượng bao nhiêu trong một ngày.
Nếu ăn sắn không ảnh hưởng đến cân nặng vậy ăn sắn có giảm cân không? Theo chuyên gia về dinh dưỡng, củ sắn có các thành phần chủ yếu là nước và chất xơ nên sẽ giúp hỗ trợ giảm cân nhanh chóng. Bởi khi nạp một lượng lớn chất xơ vào cơ thể sẽ giúp tăng khả năng chuyển hóa năng lượng, đốt cháy mỡ thừa, hạn chế việc tích tụ mỡ gây béo phì, thừa cân.
Bên cạnh đó, với hơn 70 – 80% là nước nên khi ăn khoai mì sẽ làm tăng cảm giác no. Hạn chế cơn thèm ăn, từ đó kiểm soát tốt lượng calo không cần thiết nạp vào cơ thể, duy trì vóc dáng thon gọn như mong muốn.
Ăn khoai mì có giảm cân không sẽ còn phụ thuộc nhiều vào cách bạn chế biến món ăn, hoặc kết hợp cùng các thực phẩm khác. Nếu bạn ăn quá nhiều trong ngày cùng với những món ăn chứa nhiều chất béo, đồ ăn dầu mỡ thì việc tăng cân vẫn có thể xảy ra.
Tuy nhiên, nhìn chung thì sắn vẫn là một thực phẩm giàu dinh dưỡng, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Cụ thể như:
– Giảm tình trạng đau nửa đầu.
– Hỗ trợ tiêu hóa, phòng ngừa bệnh về đường ruột như đầy hơi, khó tiêu, tiêu chảy.
– Cải thiện thị lực mắt, giảm mỏi mắt, mờ mắt.
– Bổ sung năng lượng cho cơ thể hoạt động khỏe mạnh.
– Nhanh phục hồi các vết thương.
Ăn củ sắn có giảm cân không? Chắc chắn là có nhờ hàm lượng chất xơ dồi dào. Chính vì vậy, bạn có thể bổ sung thêm sắn vào trong thực đơn hàng ngày. Sau đây là một số cách ăn sắn giảm cân tại nhà đã được nhiều người áp dụng và phản hồi cực kỳ tốt.
Sắn luộc là một món ăn cực kỳ phổ biến từ xa xưa, được yêu thích bởi hương vị thơm ngon, ngọt bùi nhẹ. Thực hiện dễ dàng, đơn giản, không cần mất quá nhiều thời gian mà lại giúp đạt hiệu quả giảm cân rõ rệt. Từ đó bạn sẽ không còn phải băn khoăn ăn sắn luộc có béo không.
Cách chế biến sắn luộc:
– Sắn loại bỏ vỏ, rửa sạch, cắt thành từng khúc to.
– Cho sắn và nổi, đổ ngập nước và bắt đầu đun.
– Sau khi đun sôi khoảng 15 phút, nhìn thấy sắn mềm và nứt ra thì tắt bếp.
– Vớt sắn đợi ráo nước và thưởng thức.
Ngoài món sắn luộc, bạn có thể kết hợp sắn và dừa để tạo thành món bánh sắn dừa vô cùng thơm ngon, hấp dẫn để thay đổi cho thực đơn của mình không bị nhàm chán mà không cần phải lo lắng ăn bánh sắn có béo không. Bạn có thể ăn bánh sắn vào bữa sáng hoặc bữa phụ nhằm giảm lượng calo nạp vào cơ thể trong bữa chính, giúp kiểm soát cân nặng tốt hơn.
Cách làm bánh sắn:
– Sắn loại bỏ vỏ, rửa sạch và mang đi luộc chín
– Nghiền nát phần ruột sắn
– Dừa nào thành từng sợi nhỏ, trộn đều với sắn đã được nghiền nhuyễn
– Nặn bánh thành hình tròn hoặc cầu dẹp
– Cho bánh đã nặn vào lò nướng
– Nướng trong khoảng 20 phút rồi bỏ ra dĩa để thưởng thức
Ngoài món bánh sắn, bạn có thể dùng dừa để nấu thành món chè sắn cực kỳ thơm ngon, một sự kết hợp hoàn hảo giữa vị thơm dẻo của khoai mì, vị béo ngậy của nước cốt dừa. Để đảm bảo hiệu quả giảm cân thì bạn không cần phải sử dụng đường thêm khi nấu chè nhé!
Cách nấu chè khoai mì nước cốt dừa:
– Sắn bỏ vỏ, luộc chín, cắt thành khúc vuông nhỏ.
– Dừa nạo thành nhiều sợi nhỏ, bỏ vào tô sau đó đổ thêm nước sôi vào.
– Chờ trong khoảng 15 phút để lọc lấy phần nước dừa.
– Cho phần nước dừa vào nồi đun lửa nhỏ.
– Khi nước dừa sôi thì bỏ sắn vào đun cùng.
– Khuấy nhẹ nhàng để nước dừa thấm hơn vào khoai mì, đun thêm khoảng 10 phút thì tắt bếp.
– Múc chè ra bát, thêm một ít hạt vừng và sợi dừa nạo để tăng hương vị.
Tuy sắn là một loại lương thực giàu dinh dưỡng, có lợi đối với sức khỏe nhưng lại tiềm ẩn khá nhiều rủi ro, đặc biệt là đối với sắn dây. Sau đây là một số đối tượng không nên áp dụng phương pháp giảm cân với khoai mì.
– Người mắc bệnh về tiêu hóa, đường ruột.
– Phụ nữ đang mang thai.
– Trẻ em dưới 13 tuổi, trên 13 tuổi nên ăn với số lượng ít.
– Người có sức khỏe yếu, sức đề kháng thấp.
– Người mắc bệnh tiểu đường.
Như vậy, phương pháp giảm cân bằng khoai mì sẽ không phải là giải pháp tối ưu nhất, đặc biệt đối với người có cơ địa béo phì, mỡ thừa lâu năm hay khó giảm cân dù đã thử qua nhiều cách, người muốn giảm béo cấp tốc.
Bài viết trên đã giúp bạn giải đáp câu hỏi “Ăn sắn có béo không?” và cách giảm cân hiệu quả với sắn tại nhà. Nếu bạn muốn biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ giảm béo tại DIVA Luxury, xin vui lòng liên hệ qua số hotline 1900 6689 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất.